Thông tin xe Mitsubishi Pajero Sport 2017 hiện nay
Tôi bước lên ngồi ghế phụ, ngay cạnh Hiroshi Masuoka sau khi ban tổ chức đọc đến tên. Người đàn ông 57 tuổi vẫn mặc bộ quần
Những gì trải qua tại “tiểu sa mạc” đồi cát Bàu Trắng ngày hôm đó không thể quên được, cảm xúc như bị trêu đùa, liên tục thay đổi giữa sợ hãi và phấn khích.
Một ngày cuối tháng 2, Mitsubishi mời phóng viên đến Phan Thiết để trải nghiệm mẫu xe Pajero Sport 2017. Nếu cứ diễn biến theo mặc định cả đoàn di chuyển nối đuôi nhau, đường giới hạn bao nhiêu thì chạy đúng như vậy, rồi cứ thế đến nơi, nghỉ ngơi và trở ngược lại TP. HCM, thì chẳng có gì đáng để lưu luyến. Nhưng lần này cảm xúc khác hẳn, trải nghiệm Pajero Sport 2017 trên cát và được ngồi sau tay đua danh tiếng Hiroshi Masuoka từng 2 lần vô địch Dakar Rally khiến tôi vẫn còn muốn nhắc lại, dù đã quay về thành phố nhiều ngày.
Ngày thứ 2 đã diễn ra những gì giá trị nhất của cả chuyến hành trình. Tôi thức dậy trước giờ khởi hành đúng 1 tiếng đồng hồ, sửa soạn đồ đạc và ăn một bữa sáng đầy đủ. Dẫu sao, chẳng ai muốn tận hưởng phấn khích với một cái bụng đói. Xong xuôi được một lúc, tôi nhận được tín hiệu tập trung từ bộ đàm. Không chút chần chừ, tay vơ lấy balo và lên đường.
Tự mình chinh phục “tiểu sa mạc”
Đến đồi cát Bàu Trắng khi mặt trời đã lên cao. Nhóm phóng viên tập trung dưới một mái che lớn, ban tổ chức đứng lên phổ biến chương trình. Bên ngoài, nắng gắt đổ xuống khiến thân nhiệt nóng bỏng. Nền cát tơi sẵn sàng “nuốt” mất nửa chiếc giày khi đặt chân xuống. “Hôm nay sẽ thú vị lắm đây” – tôi chợt nghĩ.
Màn khai mạc kết thúc chóng vánh. Vì mãi hỏi mấy anh đồng nghiệp cách chạy trên cát, nên chẳng kịp nghe cụ thể đường đi ra sao, cần chú ý những gì. Vận rủi như đeo bám lấy tôi khi trên tay cầm số thứ tự “1”, đồng nghĩa với việc phải xuất phát đầu. Không nắm được thông tin đường chạy, không thời gian chuẩn bị, không thể rút kinh nghiệm từ xe trước, không gì hết, tất cả là bất ngờ.
Đọc đến tên, tôi vội chạy đến chiếc Pajero Sport 2017 chờ sẵn. Bước lên xe, công việc đầu tiên là chuyển chế độ sang đi cát (Sand), gài chế độ 2 cầu nhanh, khóa vi sai trung tâm. Trạng trái lo lắng tiếp tục bao phủ. Mắt đảo xung quanh tìm những cột cờ đánh dấu đường đi phía xa, cùng lúc, tay cứ xoa xoa vô lăng như thể xa lạ dù đã cầm lái cả một ngày trước.
Vừa dứt câu, lá cờ đen trắng phất xuống. Tôi chuyển chân từ phanh sang ga theo kiểu thăm dò, không đạp lút sàn như đường đua. “Max speed” (đạp hết tốc lực) không phải ý hay ở đồi cát Bàu Trắng. Tốc độ quá lớn sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường do mất lái. Chậm quá lại khiến xe mất trớn, gây ra hiện tượng lún, lúc đó chỉ còn phương án chờ cứu hộ. Sau vài giây đắn đo, tôi quyết định giữ tua ở khoảng 1.500 – 2.000 vòng/phút như đã học được và tiến thẳng vào đồi cát.
Những màn xé cát đẹp mắt.
Vùng cát bằng phẳng trước mặt quá dễ dàng, tôi tạm quên lời tự nhủ nửa phút trước, chân bơm ga nhiệt tình, tay đánh lái, kim tốc độ nhảy lên 60 km/h. Thấy xe trôi hướng nào thì lấy lái ngược lại, phần tiếp theo đã có công nghệ trên xe đảm nhận. Nhưng vui vẻ chỉ ở 400m đầu tiên, vì tất cả những gì xảy ra tiếp theo đều toát mồ hôi.
“Anh bạn, bật chế độ hỗ trợ đổ đèo” – tiếng anh chuyên gia ngồi bên cạnh khi bánh xe phía trước đang đặt trên đỉnh dốc. Tôi làm theo, rồi đưa xe vào con dốc chừng 20-25 độ. Chiếc xe dúi đầu xuống, nếu không có dây an toàn chắc rơi thẳng vào kính lái. Tôi dứ dứ chân phanh với nỗi sợ vô thức trong đầu. Thấy thế, anh chuyên gia nhắc, cứ nhấc chân, không gì phải sợ. Tôi hỏi lại “Anh chắc chứ?”. “Chắc”. Tôi vốn tin tưởng hơn vào sự điều khiển của con người, nhưng lần này, phó mặc cả vào công nghệ, dù vẫn cẩn trọng đặt mũi giày cách bàn phanh chừng nửa ngón tay.
Xe từ từ trôi xuống dốc như thể ôm chặt vào cát. Một chút trượt tự do cũng không có. “Đi trên cát mà bám như đường nhựa” – tôi bình luận. Anh chuyên gia cười, “Chút nữa sẽ có thứ tuyệt vời hơn!”. Anh dùng từ “chút nữa” khiến tôi nghĩ rằng chưa thể diễn ra ngay. Nhưng nó lại đang ở ngay phía trước, và 3 chữ “tuyệt vời hơn” chỉ là cách nói ngược. Người tôi nóng ran, nếu màn hình nhiệt độ trong xe không hiển thị 20 độ C, chắc chiếc áo đang mặc đã ướt sũng mồ hôi.
Trước mặt là con dốc tương tự, nhưng là đi lên. “Lần này, có bao nhiêu ga, đạp hết” – anh chuyên gia bình tĩnh nói. Bình tĩnh lại, lắc lư người cho chắc chắn, tôi đạp hết tốc lực. Tưởng chừng ngon lành thì chiếc xe bỗng dưng dừng lại, lơ lửng giữa dốc cát, chân giữ chặt phanh cho xe khỏi trôi. Tôi sợ sệt liền quay sang hỏi “Anh, giờ phải làm sao?”. “Lùi xuống và làm lại”. Lần thứ 2, tôi vẫn không lên được. Suy nghĩ chuyển sang hướng ban tổ chức đã tính sai địa hình, thì anh chuyên gia mới nói: “Sai lầm của anh bạn là do dự chân ga, tiếp tục thử lại”.
Và quả thực là tôi sai, chiếc xe vút lên nhẹ nhàng. Chưa kịp nở nụ cười mãn nguyện, một con đường cát nhỏ hiện ra, cắm đầy cột mốc, hai bên khoảng không. Tôi nhả ga, đẩy về vòng tua 1.500-2.000, chậm rãi đi qua trong lo lắng, tôi vượt qua rồi thở phào nhẹ nhõm. Tưởng chừng khó khăn đã hết vì thấy phía trước quá dễ dàng, chỉ việc băng băng về đích, thì sai lầm thứ 2 xuất hiện. Chính tôi đã làm khó chính mình. Một chút do dự trong tích tắc của bản thân khiến chiếc xe lún cát. Nhưng oái oăm ở chỗ, xe lún nghiêng, 2 bánh xe bên trái bị “nuốt” dần vào cát, người chỉ muốn rơi vào cửa lái.
Tôi hoảng hồn mở cửa, thò chân ra thì càng cảm nhận rõ, chiếc xe nghiêng mạnh hơn khiến cát lên qua ống quần. Anh chuyên gia nhấc bộ đàm báo “xe số 1 bị lún cát”, bước ra quan sát tình hình. Bỗng dưng, anh chuyên gia báo hiệu ‘thoát’ được, về 2 cầu chậm, khóa vi sai trung tâm, dù cát đã gần chạm logo bánh xe. Tôi vừa mừng vừa nghi ngờ.
Đã thế, anh chuyên gia còn quyết đoán “cứ hết ga”. Ai lún cát cũng đều biết, hết ga là một quyết định liều lĩnh, nếu không thể vượt qua coi như tự đào sâu vết lún. Nhưng dù sao vẫn còn phương án cứu hộ. Tôi liều mình đạp mạnh chân phải vào bàn đạp ga. Bánh xe xoay tự do trong tích tắc rồi bắt vào cát. Xe bắt đầu đi lên thoát hẳn, rồi tiến về nơi xuất phát.
Xuống xe, mặt lúc này mới thực sự giãn ra, nhịp thở đều trở lại. Tôi bước vào nơi tập trung, ngẩn ngơ nhớ lại những gì vừa trải qua, và chờ đợi đến khi phần thứ 2 của chương trình bắt đầu – được ngồi sau tay đua huyền thoại Hiroshi Masuoka.
Sau tay lái Hiroshi Masuoka
Năm ngoái, tôi có dịp thưởng thức tay lái của ông Hiroshi Masuoka ở trường đua HappyLand, mọi thứ diễn ra đầy hứng khởi cả trên đường on-road và off-road. Dẫu vậy, Hiroshi Masuoka vốn 2 lần vô địch Dakar Rally – giải đua trên nền đất và cát, nên “tiểu sa mạc” đồi cát Bàu Trắng mới là nơi phù hợp để ông thể hiện sở trường, khiến tất cả ký ức ở HappyLand chẳng còn giá trị.
Tôi bước lên ngồi ghế phụ, ngay cạnh Hiroshi Masuoka sau khi ban tổ chức đọc đến tên. Người đàn ông 57 tuổi vẫn mặc bộ quần áo dành cho tay đua màu đỏ trắng, có in tên dòng chữ ‘H.Masuoka’ ở thắt lưng. Hôm nay, ông ấy sẽ mang đến một màn trình diễn phấn khích, một trải nghiệm hiếm thấy ở ngay chính Việt Nam.
Nhận được tín hiệu xuất phát, chiếc xe phóng như bay về phía trước. Vùng cát bằng phẳng đầu tiên, kim tốc độ nhảy dựng lên hơn 90 km/h. Cát văng lên mù mịt phía sau. Tôi vội nắm lấy tay nắm trần và thành ghế để chắc rằng mình không văng ra khỏi ghế sau mỗi cú đánh lái gắt. Đến đoạn địa hình xuống dốc và leo dốc 30 phút trước khiến tôi chật vật, thì ông băng dễ dàng mà không cần dùng đến thứ gì ngoài bàn đạp ga và lẫy chuyển số.
Diễn biến tiếp theo khiến tôi bất ngờ, lộ trình khác hoàn toàn. Vừa nhận ra được điều đó thì chiếc xe đã ở trên đỉnh một đồi cát lớn, phía trước là khoảng không. Hiroshi Masuoka nói: “Down” (Xuống). Tôi giật mình, còn bao nhiêu sức dồn hết cho việc giữ chặt, cảm giác như rơi khỏi kính lái. Mặt liên tục đổi giữa 2 trạng thái phấn khích và sợ hãi. Tiếp tục 3 con dốc như thế là đến một lòng chảo cát. Bản thân tôi từng bình thản với nhiều trò chơi cảm giác mạnh trong khu giải trí, nhưng cảm giác sợ hãi lần này gấp bội. Trong lòng chảo, tay đua 2 lần vô địch Dakar Rally cố tình để chiếc xe trượt ngang, trọng lực khiến thân người như muốn rơi vào cửa lái, mắt nhắm nghiền. Diễn biến lật xe là thứ duy nhất trong đầu tôi lúc đó.
Leave a Reply