Lịch sử Aston Martin – Một thế kỷ đầy danh giá
Năm 1993, Aston Martin cho trình làng DB7, chiếc xe nhanh chóng gặt hái được những thành công chưa từng có trong lịch sử của
Aston Martin, một trong những hãng xe danh giá bậc nhất thế giới đã có hơn 100 sáng lập và phát triển.
Gần một thế kỷ trước, Lionel Martin và Robert Bamford đã sáng lập một công ty mang tên Bamford & Martin. Về sau, nó được đổi tên thành Aston Martin khi Bamford đạt quán quân tại cuộc đua Aston Clinton Hillclimb, đây là cuộc đua đầu tiên mà Aston Martin tham gia.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thành công ban đầu của công ty đã xuất hiện. Năm 1922, những chiếc xe đua do hai người chế tạo liên tục phá vỡ 10 kỷ lục về tốc độ thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên, điều đó không tỷ lệ thuận với lợi nhuận thu được và công ty đã phải phá sản vào năm 1925. Gia đình Charnwood đã đổ rất nhiều vốn vào công ty để tiếp quản và chiêu mộ Augustus Cesare Bertelli – một kỹ sư thiên tài, người đã tạo nên những chiếc xe như International, Le Mans và Ulster. Đó là những cái tên thường được xướng trên bục vinh quang của các đường đua và nó đã thu hút những tay đua danh giá nhất tới với Aston. Dù vậy, điều đó cũng chẳng thể giúp công ty khỏi bị trao tay một lần nữa vào năm 1932. Sau chiến tranh thế giới thứ II, một chủ nhân mới tên David Brown đã mua lại Aston Martin. David Brown làm giàu từ việc chế tạo máy kéo và các máy nông nghiệp khác.
Aston Martin xưa và nay
Năm 1950, chiếc DB2 (DB là viết tắt của David Brown) được sản xuất và lập tức gặt hái được thành công trên cả các đường đua cũng như trên thị trường. Năm 1958, tuyệt tác DB4 được ra mắt. Chính sự khích lệ từ các thành công trên, David Brown quyết định sản xuất thêm nhiều mẫu xe tham gia giải vô địch đua xe thể thao thế giới. Aston đã đoạt quán quân tại giải này năm 1959 với DBR1, đồng thời giành hạng 1 tại giải đua Le Mans trong cùng năm đó.
Thập kỷ 60 là khoảng thời gian ra đời các xe DB5 và DB6 .Ngay sau đó là sự ra đời của DB6 Volante mui mềm. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện bên cạnh điệp viên James Bond trong bộ phim Goldfinger đã càng nâng cao danh tiếng của Aston Martin hơn bất kỳ đối thủ nào. Chiếc DB5 mà 007 điều khiển trong bộ phim này được trang bị súng máy. Bảng số thì thay đổi bằng cách bấm nút, có màn chắn khói, bọc thép, phun dầu làm trơn đường và có thể phóng ghế lái ra ngoài trong trường hợp nguy cấp như trên máy bay tiêm kích. Đột nhiên Aston Martin trở nên quen thuộc ở mọi nơi trên nước Mỹ và ai cũng muốn có một chiếc như vậy. Đó là thời kì hưng thịnh của Aston Martin.
DB7 ra đời khi Aston Martin thuộc sở hữu của Ford và mẫu xe này đã mang lại thành công vang dội
Mọi chuyện trở nên tồi tệ trong thập kỷ 70. Năm 1972, David Brown đã phải bán công ty. Hàng loạt xe với động cơ V8 được sản xuất tuy mạnh mẽ nhưng lại quá ngốn xăng trong tình hình mà thế giới đang ở trong cuộc xung đột về dầu mỏ và bắt đầu có những quy định nghiêm khắc về khí thải đẩy công ty vào tình thế khó khăn. Sản lượng giảm xuống chỉ còn vài chục xe, trước khi đổi chủ một lần nữa vào năm 1981, công ty đã bị bán cho một nhóm các nhà đầu tư. Khó khăn liên tiếp xảy ra tới tận năm 1987, khi Ford Motor nhảy vào cuộc và mua lại 75% quyền sở hữu Aston Martin. Dưới sự lãnh đạo từ đại gia lớn thứ hai ngành công nghiệp ôtô thế giới lúc bấy giờ, công ty đã tìm lại được sự ổn định.
Năm 1993, Aston Martin cho trình làng DB7, chiếc xe nhanh chóng gặt hái được những thành công chưa từng có trong lịch sử của công ty. Năm 1994, Ford đã sở hữu toàn bộ Aston Martin. Năm 2004, Aston Martin DB9 được ra lò và nhận được nhiều sự khen ngợi từ giới truyền thông và người tiêu dùng. Năm 2009, Aston Martin làm nức lòng giới đam mê xe bằng việc cho ra lò siêu phẩm One-77. Với động cơ 7.3L V12 có công suất 750 mã lực, One-77 là một trong những siêu xe mạnh nhất thế giới vào thời điểm lúc bấy giờ và chỉ có duy nhất 77 chiếc được xuất xưởng với giá 1.4 triệu bảng Anh.
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng khiến Ford phải tiến hành tái cơ cấu và hãng xe Mỹ đã quyết định bán Aston Martin cho Investment Dar với giá gần 1 tỷ USD vào năm 2007. Năm 2012, Aston Martin lại một lần nữa đổi chủ và lần này là công ty Investindustrial của Italia. Với sự đầu tư mạnh mẽ của Investindustrial, Aston Martin lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để phát triển công nghệ và sản phẩm mới. Aston Martin đã chiến đấu để tìm chỗ đứng như một nhà sản xuất độc lập, cạnh tranh khốc liệt với những thương hiệu hạng sang khác như Bentley và Ferrari.
Logo Aston Martin qua các thời kỳ
Sự ra đời của logo: Cái tên Aston Martin ban đầu được viết với một gạch nối ở giữa và đã bị bỏ đi khi nó đổi chủ lần đầu tiên năm 1925. Đến năm 1930, cách viết này được sử dụng lại trong ở một vài mẫu quảng cáo. Khi mua lại công ty sau chiến tranh thế giới thứ II, David Brown đã bỏ dấu gạch ngang đi và sau đó thêm vào đằng sau các mẫu xe mới hai chữ cái DB, đó là viết tắt của tên ông. Cách viết này còn được sử dụng cho đến tận bây giờ. Lúc cho ra lò chiếc xe đầu tiên, Lionel Martin đã chọn logo là một vòng tròn cùng với hai chữ cái AM lồng vào nhau. Năm 1928, logo kiểu mới trình làng với chữ Aston Martin được viết trên một thiết kế hình đôi cánh dang rộng. Cho tới năm 1930, kiểu logo này vẫn được giữ nguyên tuy nhiên đôi cánh được cách điệu hơn. Tới năm 1932, logo như ngày nay chúng ta thấy xuất hiện đó là đôi cánh dang rộng và chữ Aston Martin được gắn ở chính giữa.
Leave a Reply